Chỉ còn 2 tháng nữa là đến kỳ thi JLPT! Những bạn có dự định tham dự kỳ thi này và các lớp thuộc các trung tâm tiếng Nhật đang bắt đầu bước vào giai đoạn nước rút. Với kinh nghiệm luyện thi lâu năm đặc biệt là ở các cấp độ trung cấp, JVRC bắt gặp nhiều trường hợp các bạn học trên lớp tốt nhưng khi làm bài điểm thi lại không cao vì chưa có kỹ năng làm bài thi hiệu quả.

Cấu trúc của bài thi JLPT gồm có 3 kỹ năng: Nghe, đọc hiểu và ngữ pháp từ vựng. Ở cấp độ N1, N2, N3, số điểm tối đa của mỗi phần là 60 điểm, điểm liệt của mỗi phần là 19 điểm.

Ở cấp độ N3: 140 phút
+ Phần thi Ngữ pháp từ vựng: 30 phút.
+ Phần thi Đọc hiểu: 70 phút.
+ Phần thi Nghe: 40 phút.

Ở cấp độ N2: 155 phút
+ Phần thi Ngữ pháp từ vựng và Đọc hiểu: 105 phút.
+ Phần thi Nghe: 50 phút.

Ở cấp độ N1: 170 phút
+ Phần thi Ngữ pháp từ vựng và Đọc hiểu: 110 phút.
+ Phần thi Nghe: 60 phút.

Với khung đề thi như vậy, các kiến thức cơ bản của từng cấp độ sẽ được đưa ra dưới dạng nhiều dạng bài tập khác nhau ở mỗi phần thi. Để làm được các dạng bài này, người thi phải có kiến thức ngữ pháp và từ vựng chắc. Ngoài việc tích lũy kiến thức qua thời gian, các bạn còn cần có một chiến lược làm bài và quản lý thời gian thi hợp lý cho từng phần thi.

 

1️⃣️ Kỹ năng quản lý thời gian khi làm bài

Thông thường, khi lên đến cấp độ trung cấp, dung lượng đề thi sẽ trở nên nặng hơn nhiều so với các bài thi ở trình độ sơ cấp. Những bạn thi lần đầu tiên, đặc biệt là đối với các bạn thi N2 lần đầu sẽ có cảm giác bị ngợp trước cường độ làm bài như vậy. Bởi N3 là cấp độ cuối cùng mà bài thi được chia làm 3 phần riêng biệt với 2 lần nghỉ ở giữa, lên đến N2 các bạn sẽ phải thi liền tù tì từ vựng, ngữ pháp và đọc hiểu luôn. Như vậy người thi lại càng phải sắp xếp thời gian làm bài sao cho hợp lý.

Ví dụ ở cấp độ N3, bài đọc được chia làm 4 phần: đoạn văn ngắn(短文), đoạn văn trung bình(中文), đoạn văn dài(長文)và tìm kiếm thông tin(情報検索). Khi mình luyện thi, các thầy giao bài cho học viên với thời gian làm bài rất ít. Ví dụ như phần 短文mình chỉ được làm trong vòng 3-5 phút, 中文và長文giao động từ 10-15 phút, phần tìm thông tin chỉ khoảng 3-5 phút là nhiều. Khi được luyện đọc với cường độ cao như vậy ngay từ đầu, khi đi thi mình cảm thấy thời gian thoải mái hơn (một chút) do đã quen với áp lực.

Tuy nhiên vẫn là kinh nghiệm của mình khi đi thi N2, mình không luyện đề ở đâu và cũng không để ý là form đề thi đã thay đổi. Khi đi thi ngồi làm liền tù tì từ ngữ pháp từ vựng đến đọc hiểu toét cả mắt. Ngày trước thi N3 vì hai phần này tách riêng nên hết giờ là sẽ bị thu bài, nhưng lần này do quá cố làm (đoán) cho được chữ Hán với từ vựng mà mình không đủ thời gian làm bài đọc (bản thân lượng bài đọc ở N2 đã dài và khó hơn N3 nhiều). Kết cục là mình đã phải random rất nhiều câu bài đọc. May mà vẫn đỗ, nhưng điểm không cao ) Sau lần đó mình đã nảy ra ý tưởng hay là làm phần đọc ngược từ dưới lên trên, tức là sau khi hoàn thành phần từ vựng, chữ Hán trong vòng 30 phút sẽ đọc 長文trước rồi mới lội lên 短文. Vì lúc này đầu óc vẫn còn đang tỉnh táo, có thể cân được長文, về sau lú dần thì đọc 短文 cũng không quá nặng nhọc.

Ngoài ra, các bạn nên dành ra 3-5 phút để kiểm tra lại bài, xem kỹ xem mình đã tô vào hết các câu chưa và đã tô đúng yêu cầu chưa.

 

2️⃣ Kỹ năng khoanh vùng bài đọc

Để có thể làm phần đọc tốt mà không tốn quá nhiều thời gian, kỹ năng khoanh vùng bài đọc cực kỳ cần thiết. 
- Đầu tiên các bạn đừng đâm đầu vào đọc bài đọc ngay mà hãy đọc câu hỏi trước, xác định xem nội dung câu hỏi là gì rồi mới quay ngược lại tìm thông tin trong bài.
- Đối với những câu hỏi cụ thể vào một “đối tượng” nào đó, các bạn cần xác định rõ “đối tượng” đó xuất hiện ở những phần nào trong bài đọc. Đặc thù của văn phạm tiếng Nhật là thường lược bỏ chủ ngữ nên rất dễ gây nhầm lẫn hoặc không xác định được chủ thể. 
- Chú ý vào những từ nối hoặc các từ mang chức năng chuyển đổi ý nghĩa của câu(しかし、でも); những từ khóa hoặc những từ mang ý nghĩa biểu đạt ý kiến cá nhân(~ほうがいい、~と思う、~のではない(だろう)か). Tùy vào câu hỏi để mình tìm thông tin phù hợp. 
Đây là một kỹ năng mà trong nó bao hàm rất nhiều những kỹ năng nhỏ khác. Trong khuôn khổ bài viết này khó có thể nói hết được, mình chỉ có thể liệt kê ra một số cách cơ bản nhất mà có thể áp dụng cho mọi cấp độ. Quan trọng nhất là đừng bỏ sót câu nào kể cả khi không biết, không đọc kịp thì cũng phải cố random cho bằng được nhé )

 

3️⃣ Kỹ năng loại trừ, phỏng đoán

Đây là kỹ năng mà bình thường các bạn sẽ áp dụng nhiều nhất vào phần từ vựng ngữ pháp. Nhưng với kinh nghiệm của mình, đối với những câu hỏi mà ngay từ đầu nhìn từ đề cho tới đáp án đều không gợi lên một chút ký ức gì thì không nên mất thời gian ngồi đoán, vì một khi đã biết thì sẽ khoanh được luôn mà đã không biết thì xác định là có đoán nữa đoán mãi cũng không đoán được. Đặc biệt là chúng ta chỉ có 30 phút (N3-N5) và không giới hạn (N1-N2) để làm phần này nên nếu sa đà quá sẽ tốn thời gian mà kết quả là vẫn phải random (kinh nghiệm xương máu).

Tuy nhiên, đây vẫn là một kỹ năng cần thiết khi làm bài thi. Mình không thể chắc chắn là mình có thể hiểu hết được toàn bộ từ vựng xuất hiện trong bài thi nên việc phải phỏng đoán ý nghĩa của nó và dùng phương pháp loại trừ khi gặp những câu không chắc đáp án để làm bài là điều không thể tránh khỏi. Dù là thế thì loại trừ hay phỏng đoán cũng phải dựa trên cơ sở. Chẳng hạn như đối với chữ Hán, thành phần tạo nên một chữ Hán thường gồm hai phần: phần biểu hiện nghĩa và phần biểu hiện âm. Nắm được sơ qua về hai phần này có thể giúp ta loại trừ và đoán được (gần đúng) đáp án.
----------------
🌼 Học kỹ năng làm bài thi ở đâu?

Còn rất nhiều kĩ năng làm bài thi như trên mà học viên cần được hướng dẫn và luyện tập thường xuyên. Kỹ năng làm bài thi cần được các giáo viên nhiều kinh nghiệm hướng dẫn cụ thể và có phương pháp riêng. Bởi ngay trong kĩ năng này còn có nhiều kĩ năng “nhỏ mà có võ” khác ít người quan tâm.

Đáp ứng nhu cầu luyện thi tiếng Nhật trình độ trung cấp với mục tiêu đỗ kỳ thi JLPT của phần đông các bạn học viên, các khóa học luyện thi N của JVRC đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn luyện đề và kỹ năng làm bài và hiện vẫn đang chào đón các bạn học viên đăng ký học! Các bạn đăng kí ôn thi giai đoạn này sẽ hợp lý hơn vì nếu kiến thức chúng ta đã có thì chỉ có kỹ năng làm bài thi là mình nên thành thục. Các bạn chú ý chỉ đăng kí ôn đc tháng này thôi nhé. 2 tháng vẫn có thể làm nên kỳ tích đúng không nào?

 

> Đọc thêm: Vì sao khi đi thi điểm nghe luôn thấp? https://bit.ly/2rDJ8mL

Chia sẻ bài viết:
Fanpage:

Thư viện

LIÊN TỪ + QUÁN NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

👉 Download PDF: https://bit.ly/36Vz4LZ Nhanh tay lưu về ôn thi thôi nào!

Trung tâm ngoại ngữ Nhật Bản - Việt Nam

Địa chỉ: 13rd Floor | TID Building 4 Lieu Giai Street, Ba Dinh District| Ha Noi. Vietnam
Điện thoại: 024 3232 1581
FAX: 024 3232 1583
Website: jvrc.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tiengnhatjvrc/

E-mail:tinhlt@cpvn.vn; binh@cpvn.vnlananh@cpvn.vn