Bạn muốn đi du học Nhật? Bạn muốn định cư và tìm kiếm việc làm tại Nhật? Vậy thì một trong những yếu tố bạn cần tìm hiểu trước tiên là cơ cấu bộ máy nhà nước Nhật vận hành ra sao, ai đang là thủ tướng của Nhật vì mỗi vị thủ tướng đều có những chính sách riêng để phát triển đất nước Nhật. Hiểu được các chính sách của họ, chúng ta sẽ biết được những cơ hội cũng như thách thức nào đang chờ đợi chúng ta.
Vậy hãy cùng JVRC tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Theo Wikipedia: Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số.
Nhà nước Nhật được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập. Ba cơ quan quyền dưới đây độc lập, kiểm soát và hỗ trợ nhau.
+ Lập pháp gồm 2 viện: Thượng viện (参議院)252 ghế và Hạ viện (衆議院)480 ghế
+ Hành pháp: Nội các
+ Tư pháp: Tòa án.
Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện. Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag. Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp. Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay.
Hiện tại Nhật Bản là quốc gia quân chủ duy nhất trên thế giới mà hoàng đế hay còn gọi là Thiên hoàng (Emperor) là nguyên thủ quốc gia. Thiên hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận.
Hệ thống bầu cử của Nhật: https://www.youtube.com/watch?v=wHRmbAyW5lM
Thông thường người đứng đầu đảng cầm quyền sẽ trở thành thủ tướng của Nhật vì họ có nhiều phiếu bầu nhất.
Thông tin về ban lãnh đạo trong đảng cầm quyền đương thời:
https://www.jimin.jp/english/the-president/leaders/122059.html
Danh sách các đời thủ tướng Nhật:
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Prime_Ministers_of_Japan
Danh sách các đảng của Nhật:
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_political_parties_in_Japan
Các bạn có thể thấy năm 2017 xuất hiện thêm 2 đảng mới tranh cử tại Nhật:
1) Party of Hope (đảng Hy Vọng): do bà thống đốc Tokyo Yuriko Koike sáng lập hồi cuối tháng 9.
2) Constitutional Democratic Party (đảng Dân chủ Hiến pháp): do ông Yukio Edano làm đại diện.
Người trúng cử năm nay như các bạn đã biết là ông Shinzo Abe. Ông đã chiến thắng với số phiếu áp đảo và có thể sẽ trở thành thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II.
Số phiếu mà các đảng có được: https://asia.nikkei.com/Spotlight/Japan-s-election/Japan-election-results-latest-news-and-analysis
Đắc cử lần này ông Shinzo Abe sẽ có cơ hội thực thi việc sửa đổi bản Hiến pháp chủ hòa, nhằm gia tăng gấp bội sức mạnh quân sự của Nhật Bản, trong bối cảnh hạt nhân Bắc Triều Tiên được coi là mối đe dọa hàng đầu. Tuy nhiên, liệu rằng mối lo ngại về đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên có thực sự tồn tại hay chỉ là ông Shinzo Abe đang lợi dụng điều này để lấy lòng dân chúng?
Và liệu rằng chính sách thúc đẩy tỷ lệ sinh tại Nhật có được cải thiện không khi suốt những năm ông cầm quyền trước đó tỷ lệ sinh của Nhật vẫn luôn ở mức rất thấp?
Một điểm đáng lưu ý nữa là ông Abe luôn có chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm giá đồng Yên để kiềm chế giảm phát và kích thích kinh tế Nhật Bản, và nhờ vậy mà chứng khoán Nhật sẽ tiếp tục đi lên. Như các bạn biết đây, cách đây vài năm, người Nhật rất chuộng cổ phiếu nước ngoài (vì đồng Yên cao giá, thị trường chứng khoán Nhật Bản bị đình trệ). Bây giờ, giá đồng Yên giảm, họ sẽ làm điều ngược lại. Đứng trên góc độ của nhà đầu tư Việt Nam thì chúng ta nên đầu tư vào các công ty xuất khẩu của Nhật để hưởng lợi (vì đồng Yên giảm giá giúp các công ty thiên về xuất khẩu có thêm lợi thế cạnh tranh). Các nhà đầu tư Nhật Bản đã luôn theo dõi và đầu tư thành công vào câc công ty Việt Nam, tại sao chúng ta lại không làm điều tương tự?
Khi đồng Yên giảm giá, Nhật Bản sẽ xuất khẩu sang Việt Nam nhiều hơn và nhập khẩu ít hơn (vì giá đầu vào đắt hơn). Tuy nhiên, đối với người Nhật, giá cao hơn một chút cũng không sao, miễn là hàng phải THẬT TỐT.