Với đặc điểm khí hậu lạnh giá vào mùa đông, người dân Nhật Bản từ xưa đã phát minh ra một loại bàn sưởi ấm vô cùng hữu ích mang tên Kotatsu. Kotatsu ra đời giúp người Nhật tiết kiệm được rất nhiều chi phí sưởi ấm, thay vì làm nóng toàn bộ ngôi nhà, kotatsu chỉ cần làm nóng một góc nhỏ mà cả gia đình vẫn có thể thoải mái dành hàng giờ với nhau. Từ đó, chiếc bàn này đã trở thành một nét truyền thống không thể thay thế của người Nhật Bản.
Hôm nay nhân một ngày gió mùa về >’’<, các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu tại sao kotatsu lại được yêu mến đặc biệt ở xứ sở hoa anh đào này nhé.

Một căn nhà truyền thống Nhật Bản có phong cách nội thất cực kì thoáng đãng vì họ sử dụng cửa kéo và cửa sổ làm bằng giấy, gỗ… Lối thiết kế như thế này rất lí tưởng cho những ngày hè oi bức nhưng đối với mùa đông, bạn không thể tránh những đợt rét buốt cả người. Cho nên, người ta mới suy nghĩ rằng ủ ấm một không gian nhỏ có khi lại hiệu quả hơn cả một căn phòng rộng lớn.

Ngày xưa, người Nhật xây một cái lò vuông giữa nền nhà để vừa sưởi ấm, vừa nấu ăn. Sau đó, vào thế kỷ 14 thời Muromachi, người ta đã chế tác ra những cái kệ để đặt bên trên cái lò này, chiếc bàn thuở sơ khai này có tên gọi là Hori-gotatsu (trong tiếng Nhật có nghĩa là “ngọn đuốc”).
Đến thời Edo, thế kỷ 17, chiếc Hori-gotatsu đã có sự thay đổi. Một chiếc chăn lớn được phủ lên, vừa để che đi phần lò than bên dưới, vừa để giữ ấm thêm đôi chân của những người ngồi quanh bàn. Chiếc Kotatsu hoàn thiện với sự phổ biến của chiếu tatami. Chiếc lò than trong Kotatsu được đặt lên trên chiếu tatami và mỗi lần di chuyển kotatsu đến một phòng khác trong căn nhà, người ta chỉ việc dịch chuyển chiếc chiếu chứ không phải sờ tay vào lò than nóng.
Bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, những chiếc lò than này dần được thay thế bằng lò sưởi điện để sử dụng thuận tiện hơn. Từ đó, chiếc bàn sưởi Kotatsu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân Nhật và cũng trở thành biểu tượng của gia đình đầm ấm, quây quần, sum họp.

Kotatsu thường được làm từ gỗ, có độ cao trung bình thấp (thường từ 35.5 tới 43cm), phía dưới có nguồn sưởi ấm dùng để ngồi bệt trong nhà. Cấu tạo của một chiếc bàn sưởi kotatsu gồm 4 phần: 1 cái khung bàn gỗ (thường có 2 loại vuông hoặc chữ nhật); 1 thiết bị sưởi (đèn điện sưởi, lò than sưởi…) đặt ở giữa khung gỗ này, 1 tấm chăn dày và một mặt bàn dùng để đặt lên chăn và gắn cố định với phần khung gỗ phía dưới. Tấm chăn dày trùm ra ngoài bàn gỗ được gọi là futon, là một tấm đệm dày (khoảng 5 cm), có bề mặt được làm từ vải cotton. Tất cả những gì bạn cần làm là cho chân vào trong chăn và hưởng thụ sự ấm áp trong tiết trời đông lạnh giá

Nhiều người rất thích dùng kotatsu để làm việc vì khi đó phần thân dưới được giữ ấm nhưng phần thân trên thì không, nên vẫn có thể chống lại cái lạnh mà đầu óc lại tỉnh táo, tránh tình trạng buồn ngủ nếu dùng hệ thống sưởi cho toàn bộ ngôi nhà.

Loại động vật bốn chân dễ thương này bao giờ cũng tìm nơi nào ấm áp để rút vào cả. Thậm chí, có một câu hát ru truyền thống của Nhật Bản là “Yuki (Tuyết)” có một đoạn “chú mèo chui vào kotatsu♪”

Nhắc đến Kotatsu không thể không nhắc đến mikan (quýt trong tiếng Nhật). Có lẽ chính cái vị chua chua thanh thanh pha lẫn vị ngọt dìu dịu của quýt đã làm tách trà nóng ngày rét thêm ấm nồng. Đây chính là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường gặp trong anime, manga và J-Drama hay trong cuộc sống thường ngày của người Nhật. Họ quây quần bên bàn sưởi mùa đông kotatsu, nằm đọc sách, hoặc lười biếng nằm xem tivi trong khi tay vẫn đang…bóc dở những trái quýt vàng lựng thì những ngày đông giá buốt bỗng chẳng còn đáng sợ chút nào đúng không ^^.

 

Chia sẻ bài viết:
Fanpage:

Thư viện

LIÊN TỪ + QUÁN NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

👉 Download PDF: https://bit.ly/36Vz4LZ Nhanh tay lưu về ôn thi thôi nào!

Trung tâm ngoại ngữ Nhật Bản - Việt Nam

Địa chỉ: 13rd Floor | TID Building 4 Lieu Giai Street, Ba Dinh District| Ha Noi. Vietnam
Điện thoại: 024 3232 1581
FAX: 024 3232 1583
Website: jvrc.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tiengnhatjvrc/

E-mail:tinhlt@cpvn.vn; binh@cpvn.vnlananh@cpvn.vn