Kể từ sau khi ẩm thực Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, rượu Nhật càng được ưa chuộng tại các nhà hàng Nhật Bản tại nước ngoài. Rượu Nhật là rượu như thế nào? Có bao nhiêu loại? Cách uống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bạn nhé!
(Nguồn ảnh: http://www.tokiwa324.com/images/top_photo1.jpg)
Rượu Nhât-Nihonshu là loại rượu tiêu biểu của Nhật Bản, được chế tạo bằng cách lên men gạo. Rượu Nhật chia thành nhiều loại như “Junmai-shu”, “Honjozou-shu” và “Ginjou-shu.”, được phân biệt theo cách thức làm rượu, độ trong đục của rượu…
Rượu được làm từ gạo đặc sản của 1 địa phương nào đó được gọi là “Jizake”. Nhật Bản có nhiều vùng trồng lúa gạo, mỗi loại gạo có một đặc trưng riêng do đó tạo ra những loại “jizake” có hương vị độc đáo khác nhau. Trong các loại jizake, có những loại quý có giá vài chục ngàn yên một chai, đặc biệt là những chai “Meishu” (rượu nổi tiếng) chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ và giá rất đắt.
“Namazake”(rượu sống) là loại rượu sau khi lên men rượu xong không qua tiến hành xử lý nhiệt.
Các kiểu thưởng thức Nihonshu:
Kiểu uống “Hiya”: uống rượu để ở nhiệt độ thường, còn khi trời hè nóng bức có thể rót rượu bảo quản nhiệt độ thường vào cốc lạnh để làm rượu mát hơn. Nhấp một hớp rượu mát khi thời tiết nóng bức sẽ giúp bạn khoan khoái dễ chịu hơn rất nhiều.
Kiểu uống “Atsukan”: là rượu Nhật được hâm nóng đến 50 độ C. Khi được hâm nóng, rượu sẽ tỏa lên mùi thơm đặc trưng.
Đặc biệt còn có “Hire-zake” là món cá nướng lên rồi cho vào Atsukan.
Hire-zake
(Nguồn ảnh: http://blogimg.goo.ne.jp/user_image/12/9a/06ce619fc024b1c6f5cb878faf56922f.jpg)
Còn “Tamago-zake” là trứng gà đã đánh nhuyễn lên rồi cho Atsukan vào.
(Nguồn ảnh: http://pds.exblog.jp/pds/1/200901/10/63/d0105063_2242171.jpg)
“Sakura-zake” là rượu Nhật có cho thêm lá cây hoa anh đào đã được ngâm với muối.
Sakura-zake
(Nguồn ảnh: http://blog-imgs-48.fc2.com/k/a/m/kameyo921/2013032708532421b.jpg)
“Mizore-zake” là rượu được để trong tủ đông trở thành dạng kem. “Yawaragimizu” là rượu Nhật có hòa thêm nước khi uống để làm loãng nồng độ rượu.
Những điều cần chú ý khi uống Nihonshu
Không nên rót Nihonshu vào cốc đang được đặt trên bàn (nên cầm lên cốc và rót) .
Nên rót cho người ngồi đối diện hoặc người ngồi bên trái mình.
Thường rót rượu đến 8 phần cốc
Khi được rót rượu, nên cầm cốc bằng 1 tay và tay còn lại giữ dưới đáy cốc.
Cách uống: vừa thưởng thức mùi hương của Nihonshu và nhấp từng ngụm nhỏ.
Rượu Nihonshu có thể khử đi mùi tanh của hải sản và được dùng để nêm thêm vào thức ăn tạo ra mùi thơm đặc trưng của món ăn.
Bạn có thể mua Nihonshu dùng làm quà tặng trong những ngày lễ như “Chugen” (lễ 15/7 âm lịch tặng cho những người có ơn với mình) hay “Oseibo”(Quà cuối năm) cho người Nhật (những người biết uống rượu).