Những ai đã từng đi thi JLPT, chắc các bạn phải đồng ý với mình rằng nghe hiểu là phần thi khó nhằn nhất. Thực ra trong bài thi, phần nào cũng có cái khó của riêng nó. Tuy nhiên với ngữ pháp, từ vựng, chữ hán, đọc hiểu, ta đều có thể luyện kỹ năng thông qua ghi nhớ và làm bài. Còn riêng nghe hiểu, nghe nhiều chưa chắc đã giúp điểm nghe của bạn cao lên đâu nhé! 

Điểm mặt những lý do khiến hầu hết các bạn khi đi điểm nghe không được cao cho lắm, mình tổng hợp được những lý do sau:

1. Vốn từ vựng nghèo nàn

Mấu chốt của việc nghe không ra là không đủ vốn từ vựng. Khi nghe mà không hiểu nghĩa của từ đó đương nhiên mình sẽ mất thời gian để đoán nghĩa của cả câu và dẫn đến không làm được bài. Hơn nữa, khi đi thi bài nghe sẽ chạy liên tục, mình chỉ có thể tập trung nghe thôi vì chỉ lãng đi một chút là cái mình bỏ lỡ không chỉ là câu đang làm mà cả câu tiếp sau. Vì thế nên để cho chắc, các bác cố gắng học nhiều từ vựng vào nhé!

2. Chưa biết memo đúng cách

Trong bài thi nghe sẽ có những section yêu cầu người nghe phải nghe cả đoạn, memo rồi mới được nghe câu hỏi để trả lời Để làm được phần này chính xác bạn nên có một cách memo hiệu quả cho mình. Cách thường thấy nhất là sử dụng các ký hiệu, các cách viết tắt để thể hiện diễn biến của bài nghe. Đối với những bài nghe có nhiều nhân vật, nên chia cột cho từng nhân vật và memo theo nội dung mà từng nhân vật đó nói.

3. Chưa có kỹ năng nghe hiệu quả

Bản chất của việc nghe hiểu là nghe để hiểu, chứ không phải là nghe ra từng từ rồi mới hiểu. Việc nghe rõ được từng từ là tốt, tuy nhiên việc tập trung vào việc nghe rõ từng từ để hiểu là không cần thiết và không hiệu quả trong việc luyện nghe để đi thi. Một số bạn khi luyện thi nghe thường học theo cách nghe và chép chính tả ra từng từ một, tuy nhiên theo mình thì cách này rất tốn thời gian và làm giảm năng suất. Ngoài ra, một số bạn có luyện nghe theo phương pháp “tắm ngôn ngữ”. Như mình đã nói ở bài trước, theo cá nhân mình, việc học ngoại ngữ nên là do cá nhân chúng ta chủ động học hỏi, còn để “tắm” xong mà có thể đi thi được là một điều rất bất khả thi.

4. Tâm lý khi đi thi

Tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc làm bài thi. Trong quá trình thi, cường độ hoạt động trí não và áp lực tâm lý đều cao hơn bình thường. Điều này sẽ khiến cho các bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi dẫn đến chán nản, độ tự tin giảm sút, không thể phát huy được hết các kiến thức vốn có. Khi đi thi, bạn nên đến trước khoảng 15 phút đến 20 phút để ổn định tâm lý.

5. Chưa dành đủ thời gian cho việc luyện nghe

Nghe là một kỹ năng tác động trực tiếp đến giác quan - thính giác. Vì vậy để tai mình quen và luyện khả năng nắm bắt từ vựng cũng như cách nối âm, luyến láy của một thứ ngôn ngữ mới, ta cần phải dành nhiều thời gian luyện nghe, nhất là đối với trình độ mới bắt đầu để tạo phản xạ khi nghe. 
Nếu các bạn chỉ dừng lại ở những bài luyện nghe trên lớp, thời lượng nghe ở trên lớp không đủ để bạn có thể cải thiện khả năng nghe. Để có thể nghe tốt hơn, các bạn chịu khó nghe thường xuyên với cường độ lặp đi lặp lại nhiều lần, dù là trong thời gian ngắn cũng được.

 

 

PM

Chia sẻ bài viết:
Fanpage:

Thư viện

LIÊN TỪ + QUÁN NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

👉 Download PDF: https://bit.ly/36Vz4LZ Nhanh tay lưu về ôn thi thôi nào!

Trung tâm ngoại ngữ Nhật Bản - Việt Nam

Địa chỉ: 13rd Floor | TID Building 4 Lieu Giai Street, Ba Dinh District| Ha Noi. Vietnam
Điện thoại: 024 3232 1581
FAX: 024 3232 1583
Website: jvrc.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tiengnhatjvrc/

E-mail:tinhlt@cpvn.vn; binh@cpvn.vnlananh@cpvn.vn