10 QUY TẮC VÀNG TRONG SỬ DỤNG ĐŨA TẠI NHẬT BẢN

 

Người Nhật Bản rất nghiêm túc khi sử dụng đũa.

Nếu bạn đang dùng bữa với người Nhật, họ sẽ thông cảm rằng bạn không biết các quy tắc. Họ có thể bỏ qua cho bạn nếu bạn cam kết không mắc những sai lầm ngớ ngẩn. Tuy nhiên, tìm hiểu một chút về phong tục tập quán nơi bạn đến là một cách tốt nếu bạn muốn kết bạn, một chiến thắng kinh tế hay chỉ đơn giản là để làm một người khách tốt.

 

 

1. Cầm đũa một cách chính xác.

Nói thì dễ hơn làm. Đây là phần tốn khá nhiều thời gian. Hãy nhìn cách mọi người làm và cố gắng kiên nhẫn. Nếu bạn thức sự muốn học, bạn cần luyện tập càng nhiều càng tốt. Hãy ăn bằng đũa cả khi ở nhà và đừng làm biếng vì không có ai nhìn bạn lúc này cả. Bạn sẽ thấy rằng khi bạn đã cầm đũa đúng cách thì nó rất dễ sử dụng

2. Không gắp thức ăn và cho thẳng vào miệng.

Hãy lấy thức ăn từ đĩa thức ăn trên bàn và đặt chúng và bát hay đĩa của bạn trước khi ăn.

3. Sử dụng gác đũa.

Hầu hết nhà hàng Nhật sẽ cung cấp cho bạn một chiếc gác đũa. Khi bạn không dùng đến đũa của mình nữa, hãy đặt chúng nên trên chiếc gác đũa. Nếu đó là đũa dùng một lần thì họ sẽ không đưa gác đũa cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể gấp một chiếc gác đũa từ giấy bọc đũa. Đũa không bao giờ được phép cắm thẳng trên bát cơm của bạn vì điều này chỉ được làm trong các lễ tang ở Nhật.

4. Không liên tục đưa đũa từ món ăn này sang món khác.

Đừng bao giờ cầm đũa và đưa qua đưa lại từ đĩa thức ăn này sang đĩa thức ăn khác trong khi đang suy nghĩ xem bạn muốn cái gì. Nó sẽ bị coi là một hành động tham lam (sashi bashi).

5. Không đảo thức ăn.

Hãy lấy thức ăn ở phía trên của đĩa thức ăn. Đừng đảo lộn lung tung thức ăn trong đĩa để chọn lấy những thứ tốt.

6. Không liếm đũa.

Đừng bao giờ liếm đầu đũa. (Neburi bashi)

7. Chú ý khi gắp thức ăn cho người khác.

Không bao giờ được đấu đũa khi gắp thức ăn cho người khác bởi vì đây là một nghi thức dùng trong lễ tang của người Nhật khi họ trịnh trọng đưa xương của người hỏa táng vào các bình tro cốt. Đây là điều tối kị khi dùng bữa với người Nhật. Bạn có thể gắp thức ăn cho người khác bằng cách gắp đồ ăn vào bát hay đĩa của họ, và chú ý là nếu người đó không ngồi sát bạn thì cần gắp thức ăn vào bát của bạn rồi hãy chuyển tiếp qua bát của họ. Tốt nhất là bạn hãy yêu cầu người phục vụ đưa thêm một đôi đũa nữa rồi đặt nó ở giữa bàn ăn, và khi muốn gắp đồ ăn cho ai khác thì hãy sử dụng đôi đũa này.

8. Không dùng đũa để đùa nghịch.

Không chỉ đũa khi bạn đang nói chuyện hay cầm đũa trong một thời gian dài mà không gắp thức ăn. Không bao giờ được chà xát những chiếc đũa với nhau sau khi bạn đã tách chúng ra (đũa ở Nhật thường có một đầu dính liền và chỉ được tách ra khi bạn sử dụng) bởi vì đó là dấu hiệu của việc bạn cho rằng đũa chỉ là thứ rẻ tiền.

9. Không gác đũa chéo nhau khi đặt trên bàn.

Xin nhắc lại một lần nữa , bạn cần đặt đũa vào gác đũa và phải chắc chắn rằng chúng được đặt song song với nhau. Đũa đặt chéo lên nhau là một điều nhắc nhở mọi người về lễ tang.

10. Không được khuấy canh bằng đũa.

Điều này trông có vẻ như bạn đang cố rửa sạch chúng. Điều này đôi khi khá hấp dẫn bở vì các nguyên liệu của canh miso không hoàn toàn quyện vào nhau. Hãy cố mà chống lại sự cám dỗ.

Nói chung, các quy tắc quan trọng cần chú ý là những quy tắc khiến mọi người liên tưởng đến một lễ tang. Hãy nhớ rằng đũa không chỉ là hai chiếc que nhỏ để gắp thức ăn mà còn là một biểu tượng văn hóa từ rất lâu đời. cách dùng đũa trong mỗi nền văn hóa từ Trung Quốc cho đến Hàn Quốc đều khác nhau.

Nếu bạn cố hết sức thì rồi mọi việc sẽ ổn thôi, đừng quá căng thẳng vì những quy tắc và hãy cố điểu khiển đôi đũa của bạn. Đũa là một thách thức đối với tất cả mọi người và không phải người Nhật nào cũng làm chủ được môn nghệ thuật này.

Nguồn: vnsharing

Chia sẻ bài viết:
Fanpage:

Thư viện

LIÊN TỪ + QUÁN NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT

👉 Download PDF: https://bit.ly/36Vz4LZ Nhanh tay lưu về ôn thi thôi nào!

Trung tâm ngoại ngữ Nhật Bản - Việt Nam

Địa chỉ: 13rd Floor | TID Building 4 Lieu Giai Street, Ba Dinh District| Ha Noi. Vietnam
Điện thoại: 024 3232 1581
FAX: 024 3232 1583
Website: jvrc.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/tiengnhatjvrc/

E-mail:tinhlt@cpvn.vn; binh@cpvn.vnlananh@cpvn.vn